Trả lời của Bộ Y tế đối với ý kiến, kiến nghị của cử tri Bình Định trước ký họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV

Thứ ba - 22/06/2021 11:22
1. Cử tri Bình Định phản ảnh: Hiện nay tình trạng khám chữa bệnh (Đông y, Tây y) tại gia đình, cơ sở tư nhân đang hoạt động khá rầm rộ nhỉều địa phương trên cả nước nhưng nhiều cá nhân, cơ sở chưa được chứng nhận, cấp phép hành nghề. Đ nghị Bộ Y tế phối hợp với các bộ, ngành, chính quyền địa phương có biện pháp quản , kiểm soát, kiểm tra, phát hiện và xử lý triệt để những trường hợp hoạt động trái phép, không phép, không đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định nhằm đảm bảo an toàn, sức khỏe cho nhân dân.
Trả lời: Bộ Y tế đã có Công văn số 4548/BYT-VPB1 ngày 04/6/2021 về việc trả lời kiến nghị cử tri tỉnh Bình Định như sau:
Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là người được cấp chứng chỉ hành nghề và được thực hiện khám bệnh, chữa bệnh. Luật cũng quy định cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là cơ sở cố định hoặc lưu động đã được cấp giấy phép hoạt động và cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh. Việc khám bệnh, chữa bệnh tại gia đình, cơ sở tư nhân không có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và giấy phép hoạt động là vi phạm quy định của pháp luật. Qua tình hình thực tế xảy ra tại các địa phương, Bộ Y tế thưng xuyên chỉ đạo các Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường tuyên truyền việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập và ngoài công lập không phân biệt. Tổ chức tăng cường thanh tra, kiểm tra phát hiện và và xử lý các hành vi vi phạm của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật hiện hành.
Hiện nay, nhiều Sở Y tế tỉnh, thành phố có phần mềm tiếp nhận phản ánh vi phạm, tra cứu thông tỉn, xử lý vi phạm, theo dõi kết quả phản ánh, qua đó tiếp nhận được nhiều thông tin phản ánh của người dân; đồng thời thông báo lại các kết quả đã, đang và sẽ xử lý tới người dân. Các Sở Y tế tỉnh, thành phố thực hiện nghiêm việc kiểm tra, thanh tra theo các quy định hiện hành, đã tiến hành xử phạt hành chính, thu hồi chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh hoặc cấm hành nghề hoặc hành nghề sai phạm vi hoạt động chuyên môn trong chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với người hành nghề; giám sát các cơ sở có biểu hiện hoạt động sai quy định của pháp luật; đóng cửa đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chưa được cấp phép hoặc hoạt động khám bệnh, chữa bệnh có sai phạm trong đó có việc vẽ thêm bệnh, hù dọa người bệnh, có sự tiếp tay của nhân viên y tể người nước ngoài; xử phạt đối với việc quảng cáo quá chức năng, gỡ bỏ quảng cáo khi chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tuy nhiên cán bộ thanh tra, kiểm tra của ngành Y tế hiện còn mỏng nên việc phát hiện những cơ sở không có giấy phép hoạt động chưa được kịp thời, ngành Y tế rất mong nhận được những phản ánh của cử tri về các cá nhân tổ chức hoạt động sai phạm để kịp thời xử lý.
Bộ Y tế đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, thay thế cho Nghị định số 176/2013/NĐ-CP. Trong đó đã quy định các hình thức xử phạt, mức xử phạt đối với các hành vi hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trái phép, không phép, không đảm bảo điều kiện tiêu chuẩn, chất lượng theo hướng quy định cụ thể hơn, tăng nặng mức phạt so với quy định cũ. Hàng năm, Bộ Y tế đã tổ chức (theo kế hoạch và đột xuất) nhiều đợt kiểm tra, giám sát tình hình thi hành pháp luật về khám chữa bệnh y học cổ truyền tại các địa phương. Qua đó, tùy từng mức độ vi phạm mà có các biện pháp xử lý phù hợp, nghiêm theo quy định pháp luật.
Hiện nay, Bộ Y tế đang khẩn trương hoàn thiện Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) đ trình Quốc hội xem xét, phê duyệt trong đó có nhiều nội dung tăng cường về quản lý trong lĩnh vực cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh .
5. Cử tri tỉnh Bình Định phấn khởi đánh giá cao những kết quả trong công tác ngăn chặn và kiểm soát dịch bệnh Covid-19 của Chính phủ, các ngành chức năng và sự vào cuộc quyết liệt của các địa phương, cử tri mong muốn Chính phủ, Bộ Y tế có giải pháp đẩy nhanh công tác tiêm chủng vắc-xin phòng ngừa Covid-19; đồng thời tiếp tục có chính sách nhằm tạo điều kỉện làm việc tốt nhất đối với các lực lượng thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh Covid- 19. Tiếp tục tăng cường công tác phát hiện, cách ly, xử lý nghiêm khắc các đối tượng môi giới, đưa người nhập cảnh trái phép và các đối tượng là người nước ngoài nhập cảnh, cư trú bất hợp pháp.
Trả lời: Bộ Y tế đã có Công văn số 4548/BYT-VPB1 ngày 04/6/2021 về việc trả lời kiến nghị cử tri tỉnh Bình Định như sau:
a. Đẩy nhanh công tác tiêm chủng vắc xin phòng COYID-19
Thực hiện Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26/02/2021 của Chính phủ về mua và sử dụng vắc xin phòng COVID-19, ngày 05/3/2021, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 1467/QĐ-BYT về việc phê duyệt Kế hoạch tiêm vắc xin phòng COVID-19 giai đoạn 2021-2022. Việt Nam đã bắt đầu triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 từ ngày 08/3/2021. Đ tăng cường công tác tiêm vắc xin phòng COVID-19, Bộ Y tế đã ban hành Chỉ thị số 05/CT-BYT ngày 30/3/2021 và các văn bản chỉ đạo gửi các địa phương về việc tăng cường công tác tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19. Tổ chức 05 đoàn do Bộ trưởng và các đồng chí Thứ trưởng làm Trưởng đoàn kiểm tra, giám sát công tác tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 tại 14 địa phương nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho các đối tượng ưu tiên, đồng thời các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur và các địa phương đã tổ chức các đoàn kiểm tra giám sát tại các đơn vị tuyến dưới để hỗ trợ kỹ thuật và thúc đy tiến độ tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.
b. Chính sách nhằm tạo điều kiện làm việc tốt nhất đối vơi các lực lượng thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19
Việc đảm bảo sự an toàn, sức khỏe cho lực lượng tuyến đầu chống dịch là một trong những ưu tiên hàng đầu của Bộ Y tế với vai trò Cơ quan thường trực ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch. Bộ Y tế đã phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, các nhà hảo tâm, doanh nghiệp cung cấp và trang bị đầy đủ vật tư, thiết bị phòng hộ đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19 như khẩu trang, dung dịch sát khuẩn, đồ bảo hộ, trang thiết bị và vật tư y tế ... Tổ chức xét nghiệm sàng lọc định kỳ và ưu tiên tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho tất cả lực lượng nhân viên y tế tuyến đầu chống dịch. Tăng cường bồi dưỡng về mặt dinh dưỡng, đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, cân đối và khoa học.
Ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo các cơ sở y tế tổ chức, bố trí phương án làm việc khoa học, linh hoạt, bảo đảm hiệu quả, an toàn để hạn chế tiếp xúc và giảm thiểu nguy cơ lây lan dịch bệnh, như bố trí thời gian lấy mẫu hợp lý để ứng phó với thời tiết nắng nóng khắc nghiệt (buổi sáng từ sáng sớm tới 9h và buổi tối từ 19h tới 23h đêm hàng ngày), bên cạnh đó, các điểm lấy mẫu phải được bố trí ở vùng râm mát, có quạt, đầy đủ ánh sáng để các nhân viên y tế làm việc hiệu quả nhất; bố trí một khu vực nghỉ ngơi, ăn uống, có quạt hơi nước, thông thoáng khí... đảm bảo được nhu cầu hồi phục sức khỏe, tái tạo sức lao động cho nhân viên y tế. Tiếp tục cử những chuyên gia giỏi nhất về dịch tễ, xét nghiệm lẫn thu dung, điều trị từ Trung ương và các tỉnh, thành phố trên cả nước hỗ trợ, nâng cao năng lực phòng chống COVID-19 tại các địa phương đang có bùng phát dịch. Tổ chức tập huấn, đào tạo liên tục về chuyên môn, nâng cao năng lực cho cán bộ, nhân viên y tế tuyến đầu chống dịch.
Trong cuộc chiến chống dịch COVID-19 và nhiều dịch bệnh nguy hiểm khác, bên cnh đội ngũ cán bộ ngành Y tế tham gia còn có các đội ngũ cán bộ công an, quân đội... cùng toàn thể nhân dân đang từng ngày, từng đêm xông pha nơi tuyến đầu chống chọi với dịch bệnh, xâm nhập vào ổ dịch, bất chấp nguy hiểm đến tính mạng để bảo vệ an toàn sức khỏe cho cộng đồng, Bộ Y tế đã tham mưu trình Chính phủ ban hành Nghị quyết số 37/NQ-CP về một số chế độ đặc thù trong phòng, chống dịch COVID-19 trong đó quy định chế độ phụ cấp chống dịch cho cán bộ y tế, người lao động tham gia phòng, chống dịch. Động viên, biểu dương, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Kêu gọi sự quan tâm, ủng hộ, hỗ trợ về tinh thần, vật chất, tài chính của cộng đồng, các doanh nghiệp và nhân dân đối với các lực lượng tuyến đầu thực hiện công tác phòng, chống dịch.
c. Tiếp tục tăng cường công tác phát hỉện, cách ly, xử lý nghỉêm khắc các đối tượng môi giới, đưa người nhập cảnh trái phép và các đối tượng là người nước ngoài nhập cảnh, cư trú bất hợp pháp
Công tác phát hiện, cách ly, xử lý nghiêm khắc các đối tượng môi giới, đưa người nhập cảnh trái phép và các đối tượng là người nước ngoài nhập cảnh, cư trú bất hợp pháp thuộc chức năng nhiệm vụ của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng, ủy ban nhân dân các cấp, cụ thể như sau:
- Tăng cường tuần tra, giám sát, kiểm soát chặt chẽ đường biên giới, cửa khẩu, cảng biển; ngăn chặn tình trạng nhập cảnh trái phép, nhất là tại các đường mòn, lối mở, khu vực cửa khẩu. Phối hợp với cơ quan chức năng xử lỷ nghiêm các trường hợp nhập cảnh trái phép; duy trì chấp hành nghiêm kỷ luật, quy định khi thực hiện nhiệm vụ.
- Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra các cơ sở lưu trú, khách sạn, khu công nghiệp để phát hiện ngăn chặn kịp thời các trường hợp nhập cảnh trái phép, cách ly không đúng quy định.
- Phối họp với các Bộ Y tế, Ngoại giao, Giao thông Vận tải và Ủy ban nhân dân các địa phương phối hợp t chức quản lý chặt chẽ các trường họp nhập cảnh, xây dựng các phương án nhập cảnh, giám sát, cách ly phù họp, đặc biệt khi triển khai áp dụng hộ chiếu vắc xin hoặc nới lỏng các hạn chế trong đi lại quốc tế; quản lý chặt chẽ các cơ sở được lựa chọn thực hiện cách ly và thực hiện nghiêm các quy định về cách ly y tế tại các cơ sở cách ly tập trung và cách ly tại nhà, nơi lưu trú.
Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây