Trả lời của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với ý kiến, kiến nghị của cử tri Bình Định trước ký họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV

Thứ ba - 22/06/2021 11:25
1. Cử tri tỉnh Bình Định đề nghị xem xét, đánh giá tình hình, kết quả việc triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ ngư dân đánh bắt xa bờ trong thời gian qua. Trong thời gian tới đề nghị cần có thêm các chính sách và nguồn lực thích đáng để tiếp tục hỗ trợ, bảo vệ ngư dân đánh bắt xa bờ để ngư dân yên tâm sản xuất, góp phần bảo vệ biển, đảo và biên giới Quốc gia; có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện về thời hạn trả nợ, lãi suất đối với các trường hợp ngư dân vay vốn đóng tàu vỏ sắt theo Nghị định 67 nhưng đánh bắt, khai thác thủy sản không có hiệu quả; hỗ trợ kinh phí để nâng cấp, sửa chữa các hồ đập chứa nước thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, các đê kè biển chống sạt lở, ngăn mặn trên địa bàn tỉnh; đầu tư xây dựng u thuyền tránh bão tại xã đảo Nhơn Châu (thành phố Quy Nhơn); sớm xem xét cấp kinh phí để đầu tư nâng cấp khu neo đậu tàu thuyền Cảng cá Đê Gi (huyện Phù Cát) và cảng cá Tam Quan (thị xã Hoài Nhơn); có cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích các địa phương đã đạt chuẩn nông thôn mới tiếp tục xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
Trả lời: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Công văn số 3457/BNN-TCTS ngày 07/6/2021 về trả lời như sau:
a. Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan nghiên cứu xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2014/NĐ-CP và Nghị định số 17/2018/NĐ-CP ngày 02/2/2018 của Chính phủ nhằm xử lý, khắc phục những tồn tại, hạn chế; trong đó có các chính sách sau:
“(1) Tiếp tục hỗ trợ lãi suất vốn vay đối với chủ tàu đóng mới, nâng cấp tàu cá đã thực hiện theo quy định tại Điều 4 Nghị định 67/2014/NĐ-CP;
(2) Cho phép chuyển đổi chủ tàu không còn khả năng tiếp tục thực hiện dự án đóng mới, nâng cấp tàu hoặc chủ tàu đã hoàn thành đóng mới, nấng cấp nhưng không còn đủ năng lực để hoạt động khai thác hải sản, chủ tàu mới tiếp tục được hưởng h trợ lãi suất khi nhận bàn giao tàu và khoản nợ vay từ chủ tàu cũ;
(3) Cho vay vốn lưu động đi với chủ tàu cá có chiều dài lởn nhất từ 15 mét trở lên có giấy phép khai thác thủy sản còn hiệu ỉực;
(4) Chính sách bảo hiểm;
(5) Chính sách hỗ trợ một lần chi phí duy tu, sửa chữa định kỳ đối với tàu cả vỏ thép;
  1. Chính sách h trợ nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng công nghệ cao;
(7) Chính sách đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng, thuyn viên tàu cá, kỹ thuật khai thác, bảo quản sản phẩm theo công nghệ tiên tiến trên tàu cá;
(8) Chính sách h trợ giải bản tàu cá cũ để giảm cường lực khai thác, chuyển nghề;
(9) Hỗ trợ chuỗi giá trị, bảo quản sản phẩm nâng cao hiệu quả;
(10) Đầu tư cho các khu bảo tồn, h trợ đồng quản, lỷ, chuyển lao động khai thác sang nghề khác để giảm áp lực đi với nguồn lợi thủy sản
Dự thảo Nghị định đang được xin ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để hoàn thiện và trình Chính phủ xem xét, ban hành trong thời gian tới.
b. Tỉnh Bình Định có tổng số 160 hồ chứa nước thủy lợi các loại, nhiều hồ chứa đã qua 30-40 năm khai thác sử dụng, mặc dù đã được các đơn vị quản lý khai thác đã thường xuyên thực hiện công tác duy tu, sửa chữa nhằm đảm bảo an toàn công trình phục vụ sản xuất, qua thời gian dài khai thác sử dụng, nhiều công trình đã xuống cấp.
Từ năm 2016 đến nay, được sự quan tâm của Chính phủ, các Bộ, ngành, tỉnh Bình Định đã và đang đầu tư sửa chữa nâng cấp 20 hồ chứa với tổng kinh phí 326 tỷ đồng (Dự án sửa chữa và nâng cao an toàn đập (WB8) 16 hồ với kinh phí 284 tỷ đồng, sửa chữa cấp bách 4 hồ chứa với kinh phí 42 tỷ đồng). Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét hỗ trợ các địa phương sửa chữa, nâng cấp các hồ chứa hư hỏng nặng (trong đó tỉnh Bình Định có 7 hồ chứa). Trong khi chưa có nguồn kinh phí, đề nghị Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định có ý kiến với Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định chủ động đầu tư từ ngân sách địa phương và các nguồn kinh phí hợp pháp khác để sửa chữa, nâng cấp các hồ chứa trên địa bàn để đảm bảo an toàn trong mùa mưa, lũ năm 2021.
Về chính sách trong công tác quản lý an toàn đập hiện nay cơ bản đã đáp ứng yêu cầu (Luật Thủy lợi, Nghị định về Quản lý an toàn đập, các thông tư hướng dẫn). Tuy nhiên, nhiều nội dung triển khai trên địa bàn tỉnh còn chậm: Lập, điều chỉnh, bổ sung quy trình vận hành hồ chứa: 52/160 hồ; lập quy trình
bảo trì công trình: 21/99 hồ; kiểm định an toàn đập: 53/160; cắm mốc phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa nước: 32/99 hồ… Đề nghị Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định có ý kiến với Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí để thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi nhằm đảm bảo an toàn công trình và vùng hạ du.
c. Theo quy hoạch Hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 12/11/2015, Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Đê Gi là khu neo đậu cấp vùng và Cảng cá Tam Quan là Cảng cá loại 1 và do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định đầu tư. Hiện nay, các công trình trên đã được Bộ dự kiến đầu tư trong giai đoạn 2021-2025, như sau:
- Dự án đầu tư Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Đề Gi đã được Bộ dự kiến đầu tư từ vốn ngân sách trung ương do Bộ quản lý trong kế hoạch trung hạn 2021-2025 và có Quyết định giao Ban Quản lý dự án Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định thực hiện chuẩn bị đầu tư dự án.
- Dự án đầu tư Cảng cá Tam Quan được Bộ dự kiến đầu tư từ Dự án Phát triển thủy sản bền vững (dự án thành phần tại Bộ Nông nghiệp và Phát triến nông thôn), vay vốn WB (dự án đã được Thủ tướng phê duyệt đề xuất dự án), hiện Bộ đang triển khai bước lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.
d. Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương có liên quan hoàn thiện Báo cáo đề xuât chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 để báo cáo Chính phủ xem xét, trình Quốc hội thông qua (Dự kiến tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XV). Trong dự thảo báo cáo chủ trương đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ và khuyến khích các địa phương (xã, huyện) sau khi đã đạt chuẩn tiếp tục xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây