Quốc hội thảo luận về chính sách đặc thù địa phương, bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế

Thứ năm - 28/10/2021 07:25

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV, ngày 27.10, Quốc hội làm việc tại hội trường, thảo luận về dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hải Phòng, tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế; về tình hình thực hiện chính sách, chế độ BHXH, quản lý và sử dụng Quỹ BHXH năm 2020, việc quản lý và sử dụng Quỹ BHYT năm 2020 và thực hiện Nghị quyết số 68/2013/QH13 về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về BHYT, tiến tới BHYT dân trong 2 năm 2019 - 2020.

Tham gia thảo luận, nhiều đại biểu cho rằng, việc tách chi phí khám chữa bệnh cho bệnh nhân Covid-19 gây khó khăn cho cơ sở khám chữa bệnh; qua đó đề nghị ngành chức năng quan tâm, sớm hướng dẫn chi trả BHYT cho người có bệnh nền mắc Covid-19; một số ý kiến đề nghị ngân sách Nhà nước chi trả toàn bộ chi phí điều trị cho bệnh nhân mắc Covid-19 có bệnh nền.

 

Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định tham gia kỳ họp ngày 27.10. Ảnh: MAI LÂM

Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng, ngành BHXH cần tăng cường năng lực thu để tránh tình trạng nợ đọng; số nợ BHXH hiện nay là rất lo ngại, cần phân tách những khoản nợ đọng kéo dài không có khả năng thu hồi để có biện pháp giải quyết dứt điểm, tránh tình trạng cộng dồn. Đồng thời, cần phải có giải pháp đối với trường hợp người lao động đã đóng BHXH nhưng chủ DN bỏ trốn không đóng, không còn khả năng thu hồi.

Trước đó, qua thảo luận, đa số ý kiến nhất trí về sự cần thiết ban hành Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù đối với TP Hải Phòng, tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Thừa Thiên Huế để thể chế hóa các nghị quyết của Bộ Chính trị, tạo thêm nguồn lực cho các địa phương phát triển.

Tuy nhiên, cần phải tổng kết, đánh giá toàn diện kết quả thực hiện đối với các địa phương đang thực hiện cơ chế chính sách đặc thù theo các nghị quyết khác của Quốc hội trước khi ban hành nghị quyết này.

Đối với từng chính sách cụ thể, các đại biểu cho rằng cần phân tích thêm lý do, đánh giá thêm tác động trước khi triển khai. Có ý kiến không đồng ý do lo ngại bởi khó khăn trong cân đối ngân sách, về hệ lụy của chính sách khi phân cấp, ủy quyền.

Tác giả bài viết: Theo baobinhdinh.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây