Về Dự án Luật Bảo vệ bí mật nhà nước, một số đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh góp ý các nội dung như: về danh mục bí mật nhà nước (Điều 10), đề nghị quy định cụ thể hơn các cấp được lập danh mục tài liệu mật; về xác định độ mật bí mật nhà nước (Điều 11), dự thảo quy định cơ quan, tổ chức không thuộc diện lập danh mục danh mục bí mật nhà nước nếu sử dụng bí mật nhà nước của các cơ quan, tổ chức khác gửi đến thì phải xác định và đóng dấu độ mật tương ứng với độ mật của văn đó là không cần thiết, vì cơ quan, tổ chức đã xác định cấp độ mật của văn bản gửi, do đó đề nghị sửa đổi theo hướng cơ quan, tổ chức không thuộc diện lập danh mục danh mục bí mật nhà nước, nếu sử dụng bí mật nhà nước không cần đóng dấu độ mật của văn bản, nhưng phảisử dụng, lưu giữ và bảo quản bí mật nhà nước theo quy định của luật này. Về thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước (Điều 19), đề nghị bổ sung quy định giải mật trong trường hợp khi sự việc hoặc sự kiện đã được công bố công khai để giảm tải việc lưu giữ tài liệu mật. Ngoài ra, các đại biểu còn góp ý một số nội dung khác liên quan đến khái niệm về bí mật nhà nước (Điều 3), về thẩm quyền cho phép sao, chụp bí mật nhà nước (Điều 12), về biện pháp kỹ thuật khoa học, công nghệ (Điều 24) để bảo vệ an toàn bí mật nhà nước.
Về Dự án Luật An ninh mạng, đề nghị đổi tên Luật này thành Luật an ninh an toàn mạng để bao quát hơn, vì dự án luật ngoài việc điều chỉnh các vấn đề an ninh quốc gia còn điều chỉnh trật tự an toàn xã hội. Về trách nhiệm của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông internet (Điều 47), cần bổ sung quy định rõ cơ quan cung cấp dịch vụ internet phải cài mật khẩu, hướng dẫn người dùng sử dụng mật khẩu để khai thác, tránh việc khai thác các tài liệu được quy định bảo mật.
Những tin mới hơn