uy nhiên, ở điều khoản về tuyển dụng công chức (Điều 39), đại biểu Nhất cho rằng đây là nội dung mới, nhưng trong điều luật không xác định được các nội dung cơ bản như hình thức tổ chức, nội dung hay cơ quan kiểm định. Điều này dễ dẫn tới tình trạng lợi dụng chính sách, lạm dụng quyền lực, tiêu cực trong kiểm định chất lượng nói riêng và tuyển dụng công chức nói chung. Vì vậy, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo phải làm rõ nội hàm ý nghĩa về kiểm định chất lượng đầu vào công chức. Hơn nữa, trong điều luật cũng cần nêu được nguyên tắc tổ chức, nội dung kiểm định, cơ quan tổ chức kiểm định, trình tự thủ tục kiểm định.
Về các hình thức kỷ luật đối với công chức (Điều 79), đại biểu Nhất cho rằng nên tiếp tục giữ quy định về hình thức kỷ luật giáng chức. “Về mặt pháp lý quy định, hình thức kỷ luật giáng chức đối với những người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý là cần thiết, mang tính răn đe cao. Thực tế thời gian qua, căn cứ vào quy định này của Luật Cán bộ, công chức, hình thức kỷ luật giáng chức cũng đã được áp dụng. Vì vậy, việc bỏ đi một hình thức kỷ luật sẽ gây khó khăn trong việc áp dụng tương ứng với hành vi vi phạm của đội ngũ cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý và không thể thực hiện được tính chính xác, công bằng, thuyết phục trong xử lý cán bộ”, đại biểu Nhất nhấn mạnh.
Riêng việc áp dụng quy định của Luật Cán bộ, công chức đối với các đối tượng khác (Điều 84), đại biểu Nhất tán thành việc bổ sung trong dự án luật về quy định nguyên tắc xử lý kỷ luật đối với cán bộ công chức sau khi nghỉ việc, nghỉ hưu, nếu phát hiện có hành vi vi phạm kỷ luật trong thời gian công tác, để thể chế hóa yêu cầu trong nghị quyết của Trung ương và đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Tuy nhiên, đại biểu cũng cho rằng, nội hàm cụm từ “xóa tư cách chức vụ” chưa rõ ràng và đề nghị Ban soạn thảo cần nghiên cứu thêm vấn đề này.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn