Trả lời của Bộ Thông tin và Truyền thông đối với ý kiến, kiến nghị của cử tri Bình Định trước ký họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV

Thứ tư - 21/07/2021 10:07
1. Cử tri rất lo lắng trước các hình ảnh, thông tin sai lệch, độc hại trên các trang mạng xã hội, Youtube... tác động tiêu cực đến sự ổn định, phát triển của xã hội, nht là đối với trẻ vị thành niên. Cử tri đề nghị Bộ Thông tin – Truyền thông phối hợp với Bộ Công an và các bộ, ngành liên quan tăng cường các biện pháp quản lỷ các nội dung trên không gian mạng và có chế tài xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; kịp thời phòng ngừa, ngăn chặn các nguy cơ tác động xấu đến xã hội, nhất là đối với trẻ em, nhằm tạo môi trường lành mạnh cho trẻ em phát triển.
Trả lời: Ngày 07/6/2021, Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) có Văn bản số 1956/BTTTT-VP về trả lời kiến nghị cử tri tỉnh Bình Định gửi tới trước KH11, Quốc hội khóa XIV như sau:
Bên cạnh những mặt tích cực, Internet và mạng xã hội cũng đưa đến nhiều vấn đề, tệ nạn xã hội mà các cơ quan chức năng cần quan tâm xử lý. Đặc biệt là việc lợi dụng mạng xã hội để phát tán nội dung, hình ảnh tiêu cực, xấu độc ảnh hưởng đến người sử dụng mà trong đó trẻ em sẽ là nhóm đối tượng chịu tác động nhất, ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển tâm hồn trẻ nhỏ.
Để cụ thể hóa các hoạt động bảo vệ trẻ em, Bộ TTTT đã ban hành Quyết định số 2264/QĐ-BTTTT ngày 22/12/2020 về việc Phê duyệt Chương trình phòng, chống xâm hại trẻ em trên môi trường mạng trong năm 2021. Trong đó, xác định hoạt động truyền thông và việc truyền tải các kỹ năng số cơ bản tới các bạn trẻ sẽ là điều cốt lõi trong công tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.
- Bộ TTTT đã ban hành Quyết định số 716/QĐ-BTTTT ngày 26/5/2021 thành lập Mạng lưới ứng cứu, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, Mạng lưới là tổ chức phối hợp liên ngành giúp Bộ TTTT tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và kết quả thực thi các nhiệm vụ phòng, chống xâm hại ừẻ em trên môi trường mạng, góp phần nâng cao nhận thức xã hội và tạo lập một môi trường mạng an toàn, lành mạnh cho trẻ em.
- Bộ TTTT cũng tăng cường công tác tuyển truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng tới các doanh nghiệp đang khai thác dịch vụ Internet; chỉ đạo doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet (ISP), nội dung thông tin số triển khai các giải pháp kỹ thuật về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.
- Thời gian vừa qua Bộ TTTT đã tích cực trong việc rà soát, xử lý các trường họp vi phạm, các trường họp phát tán các hình ảnh, thông tin độc hại trên các mạng xã hội thông tin làm ảnh hưởng xấu đến trẻ em, thanh thiếu niên. Đơn cử như, đối vợi kênh Tiktok Thơ Nguyễn đăng video dùng Búp bê cầu vía học giỏi gây hoang mang dư luận, các cơ quan trực thuộc Bộ TTTT (Cục An toàn thông tin, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử) đã gửi công văn yêu cầu TikTok Việt Nam xử lý và làm việc trực tiếp với TikTok để đưa ra các biện pháp giải quyết các trường họp tương tự.
Xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em trên môi trường mạng, cụ thể như:
+ Xử lý Trường hơp kênh TikTok đăng video dạy trẻ em "xin vía" học giỏi chứa nội dung phản cam, mê tín dị đoan và không phù họp thuần phong mỹ tục Việt Nam.
+ Xử lý Kênh Timmy TV thường đăng tải những video, clip có nội dung và hình ảnh độc hại, mê tín, kinh dị và rùng rợn, Nhiều hình ảnh, câu chuyện máu me, bạo lực được lồng trong các video của Timmy TV để câu kéo lượt xem, gây ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em.
+ Xử lý trường họp kênh youtube Hoàng Sanh Official lan truyền thông tin cá nhân của các nạn nhân nhỏ tuổi bị xâm hại tình dục trên môi trường mạng.
Trong năm 2021, Bộ TTTT gấp rút kiện toàn mạng lưới ứng cứu và bảo vệ, hỗ trợ trẻ em trên môi trường mạng với sự tham gia của các cơ quan của nhiều bộ, ngành khác nhau, các nhà cung cấp dịch vụ mạng, viễn thông, một số doanh nghiệp nền tảng cung cấp nội dung, cơ quan truyền thông và các tổ chức khác có liên quan. Mạng lưới này sẽ đưa ra cơ chế phối hợp của các cơ quan, tổ chức nhằm phát hiện ngăn chặn, loại bỏ các thông tin xấu độc, sai lệch trên không gian mạng; góp phần xây dựng môi trường mạng lành mạnh, hỗ trợ sự phát triển của trẻ em và thanh thiếu niên.
Bộ TTTT đã trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 830/QĐ-TTg ngày 01/6/2021 phê duyệt “Chương trình Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021-2025”.
Đây là lần đầu tiên Việt Nam ban hành một chương trình ở cấp quốc gia rỉêng về vấn đề bảo vệ trẻ em trên môi ừường mạng. Chương trình có "mục tiêu kép” gồm: Bảo vệ bí mật đời sống riêng tư và ngăn chặn, xử lý các hành vi lợi dụng môi trường mạng để xâm hại trẻ em, trong đó đặc biệt chú trọng đến việc trang bị cho trẻ em kiến thức, kỹ năng phù họp theo từng lứa tuổi (hệ miễn dịch số) để trẻ em tự nhận biết và có khả năng tự bảo vệ mình trên môi trường mạng. Mục tiêu thứ hai, chương trình duy trì một môi trường mạng lành mạnh, phát triển hệ sinh thái các sản phẩm, ứng dụng Việt cho trẻ em học tập, kết nối, giải trí một cách sáng tạo.
“Chương trình Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môỉ trường mạng giai đoạn 2021-2025” được nhận định có tính liên ngành cao khi có sự vào cuộc của Bộ TTTT, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Công an. Ngoài ra, chương trình cũng nhận được sự phối họp của các tổ chức chính trị - xã hội: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Các doanh nghiệp thông tin và truyền thông, các cơ quan báo chí cũng tham gia, trin khai chương trình.
Việc ban hành chương trình nói trên là cụ thể hóa việc thực hiện Nghị quyết số 121/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em. Động thái này cũng là thông điệp mạnh mẽ, thể hiện sự quyết tâm của Chính phủ bảo vệ thé hệ công dân số tương lai, hướng tới xây dựng, duy trì một môi trưomg mạng an toàn, lành mạnh cho trẻ em thỏa sức sáng tạo./.
 

Tác giả bài viết: Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây